Nếu chẳng may… thi rớt!


..Tốt nhất là đừng để bị ngã, nhưng nếu đã ngã rồi thì phải biết đứng lên…

  Ra trường đã 3 năm, coi thi rất nhiều lần, tôi nhìn thấy nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của sinh viên mỗi khi thi rớt. Tôi viết bài này không phải để giáo huấn mà là một sự chia sẻ với các học trò của mình bởi trong quá khứ chính tôi cũng có lần bị ngã.

  Tốt nghiệp phổ thông, thi đậu vào 3 trường đại học và cao đẳng với những số điểm khá cao vậy mà ngay học kì đầu tiên, tôi thi rớt học phần giải tích .Tôi đã từng nên hiểu cảm giác của những ai thi rớt. Thật sự bị sốc và xấu hổ. Phải mất vài hôm tôi lấy lại được cân bằng và tự hỏi chính mình: tại sao lại thất bại? thật sự không khó để tôi tìm thấy câu trả lời. Đó là do tôi phân bố thời gian ôn thi không tốt, cứ đợi nước tới chân mới nhảy. Đến môn thi cuối cùng thì không kịp thời gian để ôn. Và kết quả không tốt là một điều tất yếu.  Sau đó tôi chuộc lại sai lầm của mình với điểm 9 trong lần thi lại.

  Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong suốt quãng thời gian đi học của mình tôi thi rớt. Qua lần đó tôi trưởng thành hơn, rút ra được cách học cho mình, thay đổi cách nghĩ. Những năm cuối đại học tôi cảm thấy việc học trở nên dễ dàng. Và những nỗ lực của tôi được đền đáp xứng đáng. Tôi được giữ lại trường làm giảng viên và hiện tại sắp hoàn thành chương trình cao học.

  Người ta nói, thật là tệ khi đi lại vết xe đỗ của người khác, nhưng tệ hại hơn là giẫm lại vết xe đỗ của chính mình

  Nếu một ngày đẹp trời nào đó trong số các bạn biết tin mình thi rớt. Hẳn mỗi người sẽ có thái độ khác nhau:

  Nếu bạn tỏ ra thản nhiên, bất cần, coi đó là chuyện bình thường, chẳng quan trọng. Điều đó thể hiện sự thiếu trách nhiệm đối với bản thân, đối với tương lai của mình. Bạn nên đọc câu chuyện này rất ngắn nhưng đầy ý nghĩa: “Một con cáo đi qua một vườn nho chín mọng trên cao. Con cáo nhảy lên cố hái chùm nho nhưng không được. Cáo liếm mép thèm thuồng bỏ đi và tự nhủ: nho chưa chín, hãy còn xanh!” Đôi lúc trong chúng ta là hình ảnh của con cáo đó, khi thấy mình không đạt được thì tỏ vẻ bất cần để che giấu đi nhưng sự hạn chế của bản thân.

  Nếu bạn dùng những lý do này, lý do khác để biện hộ, thì bạn đã không can đảm nhìn thẳng vào sự thật. Tôi hay thấy câu nói “không thi lại không phải là sinh viên” thường được đem ra như lời biện hộ, chữa cháy, nhằm giải thích rằng đó là khuynh hướng chung, mục đích chẳng qua để cảm thấy đỡ bị quê. Điều đó tập cho bạn một thói quen xấu. Hãy tập cách nhìn nhận vấn đế một cách thẳng thắn. Bạn chuẩn bị không tốt nên thi rớt và hãy tự hỏi tại sao mình rớt, từ đó suy nghĩ cách khắc phục.

  Nếu bạn thấy bi quan và hoang mang về ngành mình theo học sao quá khó, liệu mình có theo nổi không? Thì tôi muốn nói với bạn rằng đã vào được đại học thì bạn không phải là dở, vì vậy bạn có khả năng theo đuổi ngành học của mình và vẫn còn cơ hội để bạn thi lại. Nhưng bạn phải xác định một điều khả năng của bạn tới đâu?

Những ai đã bước vào giảng đường đại học thì thuộc 1 trong 3 nhóm sau đây

– Xuất sắc và giỏi: những người này là do trời phú, chỉ cần học ít những biết nhiều và  dễ dàng đạt điểm cao, nếu có thi lại thì là do sơ sẩy

Khá+ siêng, trung bình khá+rất siêng: những người này trong quá trình học cần phải có sự nỗ lực (siêng nghe giảng, làm bài cẩn thận tỉ mỉ, đầu tư nhiều thời gian cho việc học…) Nếu bạn thuộc nhóm này và bị thi lại thì cách học bạn chưa đúng, hoặc nỗ lực của bạn chưa đủ. Bạn phải cố gắng hơn nữa.

Trung bình +may mắn: bạn học bình thường nhưng nhờ may mắn, trúng tủ bạn vào được đại học. Nhưng may mắn không thể đến một cách liên tục thế là bạn thi rớt. Vì vậy bạn cần phải nỗ lực rất rất nhiều nếu không muốn mình lâm vào cảnh“ thi hai ba năm thi hoài chẳng đậu”. Bạn may mắn vào được đại học đó là trời đã cho bạn 1 cơ hội, hãy tận dụng nó, nỗ lực hơn nữa, đừng “ôm cây đợi thỏ” mà chờ may mắn thứ 2.

  Mỗi người sinh ra đã là khác nhau, cùng đạt một mục tiêu là tấm bằng đại học nhưng con đường đi mỗi người sẽ khác nhau. Tùy nền tảng, khả năng của mỗi cả nhân mà đòi hỏi  sự nỗ lực khác nhau. Dân gian hay nói rằng “ đời phải biết mình là ai?’ vì vậy vậy cần phải xác định mình ở mức độ nào từ đó mới nghĩ đến chuyện làm thế nào để học thật tốt và không thi rớt.

  Tôi rất thích câu châm ngôn “thất bại không phải là ngã mà là nằm lỳ sau khi ngã” tôi thấy nhiều sinh viên cứ trượt dài sau lần ngã đầu tiên, cứ thi rớt hết lần này đến lần khác mà không rút ra những bài học cho mình.

  Có nhiều lý do để thi rớt. những có thể kể ra đây một số lý do thường gặp nhất

Nước tới chân mới nhảy: đây là bệnh phổ biến của sinh viên. Do không có áp lực kiểm tra, điểm danh hàng ngày, sinh viên thường có thói quen đợi gần thi mới chông đèn lên gạo bài. Với thói quen như vậy khi gặp  những môn khó, thời gian học ngắn sẽ không đủ để lĩnh hội hết kiến thức, dẫn đến thi rớt là điều không tránh khỏi. Giả sử may mắn đậu thì kiến thức nhồi nhét được sẽ nhanh chóng bị quên lãng. Đây là điều cần khắc phục nếu bạn muốn học tốt

Học thiếu nghiêm túc và cách học không hiệu quả: nhiều sinh viên đến lớp nhưng không tập trung vào môn học, làm những việc không tên. Thầy giảng 10 phần chỉ nghe được 5 phần và hiểu 2 phần. Về nhà cũng không tìm hiểu thêm, sách vở quăng một góc, đến khi thi thì học nhồi nhét đối phó cho xong. Những trường hơp này thi rớt cũng là điều dễ hiểu.

Không lượng sức mình: Thông thường sinh viên đợi đến khi có nội dung ôn thi, hay đề cương mới bắt đầu ôn bài. Cùng 1 thời gian học nhưng xuất phát điểm của sinh viên là khác nhau, có người học nhanh có người học chậm. Vì vậy những ai học chậm mà không lượng sức mình, thấy bạn mình ôn trong 1 tuần mình cũng ôn trong 1 tuần. Kết quả bạn đậu mình rớt mà không hiểu vì sao mình rớt.

Nếu người ta thông minh người ta chỉ học 1 tuần, mình không thông minh thì mình phải học trong 2 tuần, 3 tuần hay hơn thế nữa. Những điều tốt đẹp trong cuộc sống này không chỉ dành cho những người giỏi và thông minh mà còn dành cho những người biết nỗ lực.

Thời gian làm thêm nhiều hơn thời gian học:  Tôi biết nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, vừa đi học vừa đi làm và đôi khi thời gian đi làm lấn hết thời gian học dẫn đến thi rớt. Tôi cũng từng làm thêm và tôi hiểu. Hãy xác định cho mình đâu mới là mục tiêu chính và cân đối giữa việc làm và việc học.

Hoang mang về nghề nghiệp: một số sinh viên đang học trường này nhưng dự định sẽ học trường khác, hoặc sau vài lần thi rớt thì bắt đầu thấy nản và cho rằng mình không phù hợp với ngành đang học nữa. Dẫn đến không có tâm lý học hành, cảm thấy chán nên thi rớt liên tục. Một phần là do sống mà không có định hướng mục tiêu rõ ràng, giống như người say, không biết đi về đâu, khi gặp trở ngại một chút là thấy dao động. Hãy tập cách xác định mục tiêu cho mình, và đánh giá thật kĩ khả năng của bản thân trước khi đưa ra quyết định có đổi nghề hay không.

Giữ thói quen học Solo: đại học khác với phổ thông, không có sách chuẩn, tài liệu tham khảo có môn rất hiếm, có môn lại quá mênh mông. Đôi khi có những cách giải, những lập luận mình tưởng là đúng thực ra là sai nhưng mình không biết. Học nhóm là cách hiệu quả đối với những môn khó, bài tập nhiều. Khi trao đổi, thảo luận với bạn bè, bạn sẽ kiểm tra được kiến thức của mình, giải quyết được rất nhiều những khó khăn mà khi học một mình không làm được. Bên cạnh đó khi học nhóm khả năng thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau sẽ nhân lên rất nhiều…

  Còn rất nhiều những lý do khác nữa mà nếu chẳng may thi rớt bạn có thể tự rút ra cho mình

  Cuối cùng tôi muốn bạn suy nghĩ thử điều này: bạn đang ở độ tuổi 20 có đầy đủ, sức trẻ, sức khỏe, tri thức. Mỗi tháng bố mẹ trả lương cho các bạn khoảng 2 triệu đồng để bạn thực hiện 1 công việc là học. Công việc đó rất nhẹ nhàng 5-7 môn học/học kì 5 tháng. Trong khi đó hàng triệu người ở lứa tuổi của bạn đang phải làm việc ngày đêm chật vật với công cuộc mưu sinh. Còn bạn chỉ có việc học nhưng vẫn không thực hiện được thì thật đáng hổ thẹn.

  Có những lúc bạn mãi mê bên bạn bè, trong những tụ điểm vui chơi bạn đâu biết rằng giọt mồ hồi của những người bố, người mẹ rơi trên những cánh đồng, nông trường hay trong từng xí nghiệp. Chắt chịu từng đồng để bạn có những phút giây ngồi trên ghế giảng đường.

  Hãy trân trọng những gì bạn đang có, và cố gắng phấn đấu vì chính bản thân mình vì gia đình và nhiều điều khác nữa. Hãy sống như một người có trách nhiệm, để khi nhìn lại bạn không thấy hối tiếc, không thấy hổ thẹn về những việc đã làm.

Tôi xin kết bài viết này bằng đoạn thơ  của một tác giả nào đó

“Con thẳng cánh bay vào đại học

Mẹ vẫn còn nhặt thóc đồng sâu

Lưng còng xuống mỏi mòn rêm nhức

Áng mây trôi lãng đãng trên đầu..”

    Tháng 5/2011

14 bình luận

  1. Hi, anh Tú có lẽ nên theo thêm nghiệp viết văn nữa anh Tú àh. Em đi dạy sinh viên khen anh viết bloag quá chừng luôn anh àh. Đọc bài viết của anh em thực sự cũng nhìn thấy hình ảnh của em của bạn bè em trong đó. Em đồng ý với phần KL của bài viết của anh anh àh. Việc vào được ĐH điều đó chứng tỏ tất cả chúng ta đều đã đạt qua 1 ngưỡng nào đó rồi. Và thực tế ko thể nói là ai thông minh hơn ai, ai giỏi hơn ai cả. Sự cố gắng và nỗ lực của bản thân là chìa khóa không chỉ giúp mình vượt qua những kỳ thi mà quan trọng hơn là nó sẽ là hành trang để mình có thể vững tin vào tri thức của mình. Và để mình có thể là một giáo viên làm tốt được nhiệm vụ giảng dạy cho học trò thân yêu.

    • ngày xưa toàn bị liệt môn văn nên anh không theo nghiệp viết văn được đâu, có điều lâu lâu viết vài dòng cho vui thì được, hi

    • em định nói giống a Hưng nhưng a H nói rùi, thầy Tú viết văn hay wa ah… sao thầy ko day lun 2 môn he…

  2. exactly

  3. Cảm ơn bài viết của Tiền bối nhé . Em phải phấn đấu hơn nữa, phải thành công hơn Tiền bối mới được. (khứa khứa )

  4. em rất hoang mang tiền bối ơi, em nghĩ đến lưng cha, mắt mẹ hic hic

  5. thanks thầy nhiều nhiều lắm!! Nhưng khi đọc được những dòng này của thầy thì em chỉ còn 3 môn thi vào 3 ngày tới , đó là 3 môn cuối cùng trong quãng thời gian học đại học chính quy của em.Hic, có muộn ko thầy khi giờ này mà em vẫn chưa học xong môn nào hết…lần này rớt chắc rồi….

  6. cảm ơn thầy về bài viết…..hihi

  7. Sau khi doc nhung giong chia se cua thay .Em roi nuoc mat vi nghi minh dang qua lang phi thoi gian thay ah.Em da thi rot hai mon va em nhu suy sup tinh than ,em khong con muon gi trong cuoc song nay .Em da co gang rat nhieu thay ah.co gang de dau vao DH NGAN HANG bay gio dieu uoc do da thanh hien thuc .Nhung cung chinh vi k co dong luc trong cuoc song ma den nam cuoj em da thi rot hai mon .E khong biet minh can gi o cuoc song nay ?em chi thuong bo me em vi ho da vi em ma tu hao ma co gang buon chai cho em cuoc song bang ban be .Co le vi the ma em that that vong ve minh em thay chan qua thay oi ! Vi e gui bang dien thoai nen nhung tin nhan cua e khong co dau

    • Cố gắng lên bạn nhé, hiện đang là năm học cuối và bạn rớt 2 môn điều đó nghĩa là thời gian ra trường của bạn sẽ kéo dài hơn. Dù sao thì chuyện đã xảy ra không thể nào thay đổi được, vì vậy bạn đừng quá suy sụp thất vọng, bạn vẫn còn cơ hội để sửa chữa sai lầm, bạn có thể kiếm một công việc bán thời gian nào đó để tự trang trải trong thời gian kéo dài quá trình học, có thể là 1 học kỳ hoặc 1 năm gì đó, và trong thời gian đó bạn cố gắng hoàn tất 2 môn còn lại, điều quan trọng là phải có quyết tâm, đã biết sai thì phải sửa, đã vấp ngã thì phải biết đứng lên. Tôi tin rằng bố mẹ sẽ cảm thông và tha thứ cho bạn. Chúc bạn thành công!

  8. Nhìn người bé bé thế mà giống như “siêu nhân” nhỉ ???…. mà chắc siêu nhân thiệt… hihi.

  9. Thầy ơi! Ngày xưa trung bình một ngày thầy bỏ ra bao nhiêu thời gian để học bài? Sao bọn em cứ thấy thời gian trôi qua lãng phí quá! Sắp xếp thời gian mà cứ gần đến giờ học là uể oải

  10. Cảm ơn thầy,cảm ơn những dòng chữ thật ý nghĩa của thầy…

Bình luận về bài viết này